Tâm sự xúc động của một phụ huynh và con gái đã thuê trọ, ăn nghỉ một tuần nay tại Hà Nội để theo dõi, tính toán phương án nộp hồ sơ đại học đợt 1.
Đến hơn 11h trưa, lượng thí sinh và người nhà vẫn đông nghịt phía bên trong và ngoài hội trường lớn của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Trong buổi sáng, trong hội trường có gần 300 trường hợp thay đổi nguyện vọng. Số thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT mới khoảng 200.
Phía bên ngoài bà Nguyễn Thị Hồng, 60 tuổi đến từ Hải Phòng chia sẻ qua hai hàng nước mắt: “Một tuần nay mẹ con tôi thuê trọ ở Hà Nội. Mệt mỏi quá mà không biết tương lai con tôi ra sao”.
Em Vũ Thị Phương Hạnh, Trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng – con bà Hồng là học sinh giỏi 12 năm. Vừa qua ở khối D em được 24,25 điểm. Ban đầu em nộp vào ngành Quản trị kinh doanh của Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội nhưng đến 17/8 thấy hết cơ hội nên phải rút ra.
Từ ngày 17/8 đến nay, bà Hồng và con thuê phòng trọ ở gần Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Ngày ngày mẹ con đến trường theo dõi tình hình nhằm nộp hồ sơ. Đến 20/8 tình hình thêm căng thẳng. Hạnh cho biết đã quyết định nộp vào Học viện Tài chính.
“Em mệt mỏi lắm rồi, không muốn tính toán nữa, chấp nhận nộp khoa Tài chính ngân hàng là khoa thấp nhất của Học viện Tài chính và đành để đó thôi”- Phương Hạnh cho biết.
Theo bà Hồng trong khi hai mẹ con lên Hà Nội trọ thì ở nhà 3 chị gái của Hạnh túc trực cả ngày bên máy tính để theo dõi tình hình các trường, tính toán cơ hội, sau đó liên lạc với hai mẹ con ở trên Hà Nội để quyết định rút, nộp hồ sơ.
Bức xúc với phương thức xét tuyển năm nay, bà Hồng cho biết: “Không chỉ mình con tôi khổ sở mà cả gia đình cùng khổ. Con tôi thi vậy là điểm cũng cao, mọi năm là có thể chắc chắn đỗ đại học, nhưng giờ thì ăn chực nằm chờ để tìm cơ hội, tốn kém, mệt mỏi lắm”.
Bà Hồng cho rằng đại học muốn có học sinh tốt thì kỳ thi phải đủ khó, đủ nghiêm, em nào đủ năng lực thì vào đại học, nếu trượt thì cũng chỉ đau một lần rồi thôi.
Thi như năm nay nhiều em điểm cao từ 21 đến 24 điểm không biết tính toán thế nào cho phù hợp.
Người mẹ già chia sẻ: “Vợ chồng tôi cả mấy tuần nay không làm ăn gì, chỉ biết nấu ăn phục vụ cho các con tôi ngồi tính toán điểm chác. Quá căng thẳng. Đến hôm nay thì không thiết tính toán gì nữa, cho cháu nộp vào Học viện Tài chính. Tôi xem thấy Bộ trưởng nói đây cũng là cơ hội để thí sinh biết lo lắng, trưởng thành lên. Nhưng tôi cho rằng, tuổi các cháu chưa đến lúc phải chịu đựng cảnh tính toán như chơi chứng khoán này”.
Nhìn cảnh phụ huynh đang chen lấn để rút-nộp hồ sơ năm nay, bà Hồng so sánh “không khác gì chợ hoa ngày 30 Tết. Nhưng ngày Tết hồ hởi còn ở đây chỉ có những gương mặt âu lo và cả nước mắt”.
- Khóa học 1 Giáo viên:
- THƯ VIỆN ĐỀ THI
- Danh từ (Nouns)- Sở hữu cách
- Đại từ ( Pronouns)
- Tính từ, trạng từ (Adjectives, Adverbs)
- So sánh (Comparison)
- Động từ (Verbs, Modal verbs, Auxiliary verbs, Participles)
- Thì của động từ ( Verb tenses)
- Động từ nguyên thể & Danh động từ (Gerunds and Infinitive)
- Giới từ (Prepositions)
- Cụm động từ ( Phrasal Verbs)
- Liên từ (Conjunctions)
- Mạo từ (Articles)
- Mệnh đề (Clauses)
- Mệnh đề tính ngữ (Relative clauses)
- Mệnh đề Danh từ (Noun Clauses)
- Câu (Sentences)
- Câu đảo ngữ ( Inversions)
- Câu hỏi (Questions and Question tags)
- Câu điều kiện (Conditional Sentences)
- Câu gián tiếp (Reported speech)
- Câu bị động (Passive voice)
- Câu nhấn mạnh (Emphasis)
- Câu suy đoán (Deduction)
- Câu điều ước - Thức giả định (Wish - If only - Subjunctive)
- Sự phù hợp giữa Chủ ngữ và Động từ ( S- V Agreement)
- Từ chỉ lượng ( Expression of quantity)
- Cấu tạo từ (Word formation)
- Ngữ âm - Trọng âm (Pronunciation and Stress)
- Các tình huống giao tiếp ( Communicative Situations)
- Các cấu trúc khác
- Từ vựng
Lớp luyện thi Tiếng Anh DreamHigh
Số 16, phố Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội
